Tiểu sử

Chan dung Bui Ngoc TanBùi Ngọc Tấn sinh năm 1934.  Quê ông ở làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954. Bùi Ngọc Tấn có sáng tác in ở các nhà xuất bản: Văn học, Lao động, Thanh niên, Phổ thông… khi mới ngoài hai mươi tuổi.

Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc. Năm 1959, ông trở về quê và thành biên tập viên báo Hải Phòng Kiến thiết. Ông bị đưa đi tập trung cải tạo 5 năm (1968-1973) trong vụ xét lại. Trong 20 năm từ 1974 đến năm 1994, ông trở thành một công chức ở Quốc doanh Đánh cá Hạ Long và trở thành “người ẩn dật” với văn chương.

Trở lại với bạn đọc qua bài “Nguyên Hồng, thời đã mất” đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993.

 Các tác phẩm văn học:

  • Mùa cưới
  • Ngày và đêm trên Vịnh Bái Tử Long
  • Đêm tháng 10
  • Người gác đèn cửa Nam Triệu
  • Nhật ký xi măng
  • Nhằm thẳng quân thù mà bắn
  • Nguyên Hồng, thời đã mất, 1993
  • Một thời để mất, 1995
  • Một ngày dài đăng đẳng, truyện ngắn
  • Những người rách việc, 1996, tập truyện
  • Chuyện kể năm 2000, truyện dài
  • Rừng xưa xanh lá, 2004, ký chân dung
  • Biển và chim bói cá, 2009, tiểu thuyết