Cảm nhận và cảm nghĩ khi đọc “Chuyện Kể Năm 2000”

Vĩnh Xương

Từ nhiều năm nay, tôi không còn mải mê theo dõi những sinh hoạt văn học nghệ thuật. Hoạ hoằn, có người bạn mới khám phá ra một tác phẩm xuất sắc và đưa cho đọc, khi ấy mới đọc. Như là cuốn đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên. Cũng có khi vài người bạn ở Việt Nam còn nhớ đến mình, gửi cho một cuốn sách đang gây xôn xao dư luận, như Chân dung và đối thoại của Trần đăng Khoa. Hay khi bà vợ của mình đi thăm Việt Nam về, mang theo tác phẩm, nói đang là đầu đề của các cuộc bàn cãi hiện nay, như Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà. Có khi bạn cho mượn sách đọc, nhưng được năm, mười trang, một hai truyện ngắn, thấy không vào là bỏ dở ngaỵ ấy thế mà khi nhận được từ mạng xy-be (internet), tác phẩm Chuyện kể năm 2000 (CKN2000), tôi đã vừa in, vừa đọc, cho đến trang cuối cùng và đã khóc nhiều lần trong khi đọc. Nửa chừng, tôi đã viết nhiều thư điện tử (emails) giới thiệu tác phẩm với bạn bè. đọc xong, tập hợp lại, in thành nhiều bản, phân phối cho bè bạn cùng đọc.

Hấp dẫn, lôi cuốn vì cái gì ?

Cái gì đã hấp dẫn lôi cuốn tôi đến thế? Truyện tình lãng mạn? truyện triết lí thâm sâủ Có cái gì mới lạ trong đó? Tác phẩm của người bạn đã có lần quen biết? Không phải là gì cả. đó là câu chuyện tù với những oan khiên, với những nhục hình ?

Oan khiên ? Có gì mới mẻ đâụ Hàng mấy mươi năm trước, khi Việt Nam mới có được vài ba trí thức ngoại hạng, như Trần đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, lại là những người có tấm lòng sôi sục yêu nước, từ thủ đô ánh sáng của thế giới đã quay về nước Việt Nam nghèo đói lạc hậu để góp phần xây dựng đất nước. để rồi ít lâu sau đó, bị xem là phần tử nguy hiểm, rồi bị cô lập, bị đày đoạ. Cuối cùng cuộc đời tưởng đã có thể dễ dàng trở thành những nhân vật có tầm cỡ, nếu cứ ở lại nước ngoài, về nước lại bị vô hiệu hoá, rồi sống cuộc đời chẳng ra đâu. Và hàng loạt những văn nghệ sĩ có tài, có tấm lòng, có sự trung trinh, như Trần Dần, Lê đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán…cũng bị mang cái án “áô nhục” là bọn Nhân văn Giai phẩm, rồi chìm ngỉm luôn trong cái đau buồn. Gần đây hơn, là nhà trí thức, thuở ấy đã có tầm nhìn xa, không theo con đường hung bạo của Mao Trạch đông, là Hoàng Minh Chính bị đi tù, bị kết tội là phản đảng. Hiện bây giờ, giữa lúc chúng ta đang bàn cãi, còn có những con người chính trực như Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc, nhự… cũng bị tròng vào cổ những cái án kì quái, có tên và không tên. Lại như cựu trung tướng Trần độ, một trong ít người còn sống và có số tuổi đảng cao nhất, có số năm phục vụ đất nước dài nhất, đang bị xem là phản bội và đã bị trục xuất khỏi đảng. Liệu còn có những oan khiên nào nặng nề hơn không ?

Xúc động về những cái đau tù tộiá? Tù tội nào mà không đauá! Tôi đã đọc khá nhiều sách để còn nhớ mãi những kiểu tra tấn dã man của những nhà tù thực dân, đế quốc, như cho “đi tàu bay”, như buộc người vào cột để kiến tha hồ cắn, để đỉa tha hồ hút máu, hay nhốt ở chuồng bò, ở chuồng cọp… Gần đây, tôi cũng có đọc về hình phạt trong những trại tù cải tạo của Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN), êm ái mà lại đau lâu, không đánh đập mà rất nặng nề. Nói chung CKN2000 không nêu cái gì thật sự mới lạ lắm mà mình chưa biết. Thế sao lại xúc động đến thếá?

Chuyện tù có thật

CKN2000 nói về người tù chính trị tên Nguyễn Văn Tuấn, số tù CR880. ông là nhà văn, nhà báo, bị tình nghi có những tuyên truyền chống đảng Cộng sản Việt Nam (ÐCSVN). ông bị tạm giam, rồi đưa hết từ trại này sang trại khác. 5 năm sau, ông được trả tự do, không bị kết án mà cũng không được xoá án, và không có quyền làm việc. Ngoài câu chuyện tù của Nguyễn Văn Tuấn, còn những câu chuyện của nhiều người tù khác. Như Già đô, một Việt kiều hồi hương phục vụ tổ quốc. Vì giữ sự trung trực mà mất việc, bị giam, rồi bị đưa đi khắp các trại tù. Khi được thả ra, mất hết nơi nương tựa, phải moi rác kiếm ăn, kéo cuộc đời vô vọng đến ngày tàn. Là Sáng, một thanh niên bị cán bộ ghét mà phải tù. Vì vô tội và khao khát tự do, Sáng đã 5 lần vượt ngục và cả 5 lần đều bị bắt trở lạị Và nhiều người tù khác nữạ.. Là câu chuyện của những người xung quanh Tuấn: vợ con, bố mẹ, anh em, bè bạn. Họ cũng bị quấy nhiễu, bị điều tra, bị rình rập, bị mất việc. Tuấn là người tù “nội trú”, nhiều bạn bè của anh là “tù ngoại trú”. ở ngoài đời, dưới mắt nhìn của người tù Nguyễn Văn Tuấn, ai cũng hình như quen quen, đã gặp ở trong tù, ai cũng có vẻ là phạm nhân, là gián điệp….

CKN2000 được nhà xuất bản Thanh niên ấn hành. Thông thường, nhà xuất bản nầy chỉ in những sách nêu cao lí tưởng cộng sản cao đẹp, cái mốc vươn lên của tuổi trẻ, của đoàn Thanh niên cộng sản. CKN2000 là một tác phẩm văn học, nghĩa là nội dung, nhân vật thường là hư cấụ Nhưng khi đọc CKN2000, ai cũng có cảm tưởng rằng mình đang nghe kể những việc có thật. Ðâu ai biết tác giả của nó là aị Hẳn phải là một nhà văn khiêm nhượng ở một tỉnh lẻ. Vài người may mắn có đọc ở một tờ báo Việt kiều nào đó ở Pháp (Diễn Ðàn, số tháng 6 năm 1997), có đăng một truyện ngắn, lại có vài dòng giới thiệu tác giả. Bùi Ngọc Tấn (BNT) là nhà văn, quê ở Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, bắt đầu viết văn, làm báo từ năm 1954. Năm 1968, ông bị bắt vì tội “tuyên truyền phản cách mạng”. Năm 1973 được thả ra, làm đủ các thứ nghề linh tinh để sống. Hai mươi năm sau, bài viết của ông mới được in lại trên báo chí… Thế là đúng rồị Ðúng là người thật, việc thật. Tên tuổi các nhân vật có thể hư cấu, nhưng những con người, từ Nguyễn Văn Tuấn, Già Ðô, Lê Bá Di, Sơn, Giang….Cho đến ông Trần, ông Lan, ông Quảng, ông Thanh Vân chắc hẳn là có thật.

Cái phi lí phi nhân của chế độ tù cải tạo

Dù có lẽ là chuyện thật, dù là những oan khiên, những khổ đau, những cực hình có thật, Bùi Ngọc Tấn không oán hờn vạch mặt ai hết (hay ít ra gần như thế), không tố cáo ai hết. Thậm chí, có khi còn bào chữa cho những thủ phạm đã gây ra những bất hạnh cho mình. Còn cố biện minh cho họ, còn lấy làm thương xót họ. Có một cái gì nhân từ, cao cả lồng trong CKN2000. Vì vậy mà khi đọc truyện, ta thấy đau vô cùng. Ðau về những bất hạnh, đau về những phi lí, không phải của vài người, của vạn người mà có lẽ còn đông đảo hơn thế nữa, cả xã hội, cả nhiều thế hệ.

Cái gì phi lí ? cả một giai đoạn lịch sử dài, bao nhiêu là đau thương, và bao nhiêu là hiển hách. Năm 1954, lần đầu tiên một nước thuộc địa nhỏ, đã bao vây đoàn quân viễn chinh, bắt gọn toàn bộ đầu não. Thực dân Pháp phải đầu hàng và bị buộc rút quân khỏi Việt Nam. Làm sao không tự hào! Năm 1975, sau 5 đời tổng thống với bao nhiêu là chuyên gia trận mạc và bao nhiêu là súng đạn, người Mĩ đã bỏ chạy tán loạn, không còn kịp chuẩn bị rút lui, chỉ còn tranh nhau một chỗ trên trực thăng, mong đáp xuống được Hạm đội VII chờ sẵn ở ngoài khơi, để thoát nạn. Hàng chục, hàng trăm chiếc trực thăng, cả bao nhiêu tỉ đô la đành xô xuống biển. Trước đó, nước Mĩ chưa hề bại trận. Không vinh quang làm sao được! Ðể có được những vinh quang này, đã phải có hàng triệu người đã hi sinh. Máu đào đã chảy suốt nhiều thế hệ. Nhưng máu đổ vì bảo vệ giang sơn thì có ai luyến tiếc. Cả ngàn năm lịch sử của dân tộc đã quen như thế rồi. Nhưng mà, bên cạnh những vinh quang, nên cạnh những hi sinh vô bờ bến ấy, có những cái gì không tốt lắm, thậm chí bẩn thỉu, xấu xa, đáng ghê tởm đã xảy rạ Nhưng trong nhiều năm, qua từng tập đoàn lãnh đạo, người ta vẫn cố giấu kín, cố làm ra vẻ trong sạch hoàn toàn. Rồi từng đoạn, từng chương bắt đầu bị phơi bàỵ Từ đáy ngục, Nguyễn Chí Thiện đã gióng lên những tiếng kêu thảm khốc. Nhưng ít người chú ý vì nó còn quá lẻ loị Nhưng tiếng gọi ngày càng đông, càng rền vang. Rồi Vũ Thư Hiên với Ðêm giữa ban ngày, như một ánh đèn pha bất ngờ, chiếu sáng cả một vùng u khuất, soi rõ chân tướng của nhiều con người, đến lúc đó còn là những hình tượng anh hùng đáng tôn thờ. Bùi Ngọc Tấn không đưa ra một tên tuổi nổi cộm nào cả. Chỉ bằng kinh nghiệm của chính bản thân mình, một nhà văn ở tỉnh lẻ, một cuộc đời khiêm nhường vốn không dễ dàng gây dư luận. Ông viết về đời tù của mình, của những người chung quanh trong các trại 75, 76, BN, VQ mà ông biết được. Biết đến đâu ông viết rõ đến ấỵ Những người tù đến từ ở khắp miền đất nước, thuộc nhiều bộ tộc, nhiều thành phần xã hộiá: bộ đội có, cán bộ có, tôn giáo có, Việt kiều có, có mang án tù có, không án tù có, hình sự có, chính trị có. ở ngoài xã hội có bao nhiêu loại, bạn tù của ông có đủ bấy nhiêu thứ. Nếu BNT không viết CKN2000, thì có ai biết được những oan khiên, những cực hình mà Nguyễn Văn Tuấn và bao nhiêu bạn tù khác đã chịủ Và cái hiểu biết về trại tù của BNT là phơi bày một mặt khác của chế độ XHCN miền Bắc.

Phơi bày một mặt khác của chế độ

Mặc dù BNT không nêu lời tố cáo, nhưng ai đọc truyện mà không bất nhẫn. Chế độ tù cải tạo này là vô lí, là không thể chấp nhận, là phi nhân bản. Họ không cải tạo (được) ai cả, vì họ không nhằm cải tạo, mặc dù họ huênh hoang “trị bệnh cứu người”, rằng “chúng tôi chỉ muốn giúp đỡ các anh, kéo các anh ra khỏi con đường tội lỗi”. Trên thực tế, họ làm ngược lại những lời tuyên bố đó. Họ không, hay nói đúng ra, rất ít đánh đậpá; nhưng, như ông giám thị đã nóiá: “Chúng tôi không đánh đập, nhưng sẽ làm các anh đau đớn lâu dài”. Họ bắt người tù phải sống như con vật, phải tập đè nén, tập quên đi cái “chất người” của mình. Ðã vào tù, suốt đời phải mang cái án vô hình, phải sống thường trực với nỗi kinh hoàng, dù anh đã được trả tự do, đã ra lại đời thường.

Những người tù ở các chế độ Mĩ – Diệm – Thiệu – Kì có thể dễ dàng bị tàn phế vì các đòn tra tấn, đánh đập, nhưng vẫn giữ được cái khí tiết. Sống ngoan cường, chết anh dũng. Trước mũi súng, họ có thể ngang nhiên hô to “bắn đi, đồ quân súc sanh”. Họ thường ngẩng cao đầu, “ngạo mạn” đi ra pháp trường. Người tù cải tạo ở chế độ XHCN miền Bắc phải tập, phải chịu cúi đầu, phải biết khúm núm. Không được gọi nhau là anh, là em, muốn đi tiểu, phải hô to, dù có mặt các viên quản giáoáhay không: “Tôi, tù ABC…, số tù 123…, xin đi vào nhà mét…”. Muốn ăn cái bắp của một người bạn tù vừa tặng, phải xin phép, giả bộ đi đồng.

Tôi chưa có kinh nghiệm ngồi tù, cũng không có bà con, bạn bè gần ngồi tù, chưa thăm một người tù tại ngục thất, nhưng đọc CKN2000, tôi có thể hiểu được cái đau, cái khổ của người tù Việt Nam. Ðã đọc chuyện này, bây giờ tôi mới hình dung rõ nét hơn những nhọc nhằn ở một vài cựu tù mà tôi đã gặp quạ Những Trần Dần, Lê Ðạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hoàng Minh Chính…. Bây giờ nghĩ lại, trong cái nhìn của họ có một cái gì nằng nặng, có một cái gì rất u khuất. Và tôi hiểu tại sao họ khó có thể cầm bút trở lại; có sáng tác cũng là gượng gạọ Và ông X, người cậu ruột của bà vợ tôị Sinh thời, ông là sĩ quan cao cấp của chế độ Sài Gòn, ra trường cùng lúc với ông Thiệụ Sau những năm tù cải tạo, ông chỉ biết nhìn xuống. Ðọc CKN2000, tôi cũng thấy rõ ra hơn những ông Trần, ông Quảng, ông Lan, ông Lâm… mà tôi đã gặp thật sự trong đờị Cũng đã từng đối diện với các ông Thưởng, ông Hoàng. Nhưng rõ ràng, họ là những người lạc lõng, không tưởng, lãng mạn… như chính bản thân tôi.

Vì những ý nghĩa đó, theo tôi, giá trị lớn nhất của tác phẫm là vạch rõ ra cái mặt khác, mặt u ám, đen tối, nhọc nhằn, đáng ghê tởm – tôi không nói là mặt trái của chế độ – của DCSVN, người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Vạch ra những sai lầm, những tội ác thật rõ ràng mà không có nổi oán hờn, không hề bật lên tiếng căm thù, một lời phỉ báng. Có lẻ chính vì ông đã hiểu rằng, đấy không phải là cái xấu xa, cái đê tiện của một số con ngườị Nó là thảm cảnh của cả một dân tộc. Vạch ra không phải để trả thù, mà để cùng nhau bình tâm giải quyết.

Người đọc không có cảm tưởng tác giả Bùi Ngọc Tấn muốn phủ nhận những thắng lợi, những quang vinh, cũng không muốn bôi đen nó. Tác phẩm không phải là lời tố cáo mạnh mẽ như Nguyễn Chí Thiện đã làm. Cũng không chọn một thế đứng li khai, chống đối với những người đương nắm quyền như Vũ Thư Hiên. BNT vạch rõ những đau thương, nêu rõ những oan ức của hàng bao nhiêu người, những người “tù nội trú”, những người “tù ngoại trú”, đếm được, kiểm được và cả những cái chưa đếm được. Bản tường trình, dòng tâm sự chân thành, trang nhật kí riêng và chung, không bôi đen, không cường điệu, không phóng đại, trình ra với mọi người, với đồng bào, để mọi người cùng hiểu biết, suy gẫm và định liệụ.. Thậm chí ông cũng không đưa ra một giải pháp. Sau những năm tù, nhìn những đàn kiến đánh đá nhau, nhiều hôm nhìn vòm trời đầy sao, BNT đã có một cái nhìn rõ hơn, sâu hơn về con người, về đời ngườị Một cái nhìn độ lượng khiêm cung.

“Hắn nhìn sao, nhìn vào đêm sao thăm thẳm mà ngẫm ngợi về cuộc sống con người. Hắn phát hiện ra: nhìn lâu vào trời sao cũng có cùng một cảm giác như nhìn vào mộ chí. Thấy rõ cái vô cùng của trời đất và cái hữu hạn của một kiếp người. Thật vô nghĩa cho những cái bong bóng xà-phòng, những con côn trùng bé tí ấy chà đạp nhau, tiêu diệt nhau, mưu toan, dục vọng, lừa đảo, chém giết, đầy đoạ… nhau, thích thú vì đã ngoi lên, đã làm khổ được đồng loại. Những người ấy hẳn chưa bao giờ nhìn kĩ vào những nấm mồ hay để cả một buổi tối nhìn lên bầu trời thăm thẳm, lấp lánh những ngôi sao im lặng. “(tr. 279)

Một tác phẩm văn chương trác tuyệt

CKN2000 còn là một tác phẩm văn chương lớn. Tôi muốn nói một tuyệt tác, hiếm có, không dễ gì tìm được một tác phẩm thứ hai trong kho tàng văn chương Việt Nam hiện đại.

Bằng giọng kể chuyện say sưa về nhân vật thứ ba, tác giả không hề khẳng định là mình kể chuyện có thật, nhưng người đọc không mảy may nghi ngờ về tính chất chân xác của nó. Cuộc sống của người tù nhọc nhằn, buồn tênh, đều đặn, không biến cố, vô vọng…Thế mà tác giả lôi cuốn người đọc say sưa theo dõi hết hồi này đến chương khác. Không gian và thời gian xáo trộn, khi ở trong tù, khi ra ngoài đời, rồi lại trở về ngục tốị Khi thì về “hắná”, tức Nguyễn Văn Tuấn. Nửa chừng chuyển sang Già Ðô, sang Sơn, sang Ðỗ, rồi trở lại … tiếng chim “còn khổá”, rồi chuyển sang nỗi nhớ bóng cây xoan, rồi lại về “bó hoa đen” trên tường nhà mét. Những câu chuyện như dính chùm với nhaụ Cảnh tù đày, thân phận những con người bất hạnh hiện ra như những ám ảnh thường trực, không thể thoát ra được. Có khi vì một lí do gì đó, một gương mặt, một tiếng gọi, hình ảnh tù lại hiện về ngaỵ Có khi không cần những liên hệ gì. Giống như người bị bệnh hoang tưởng, bất cứ cái gì hoặc không cứ cái gì, người bệnh đều có thể nghĩ là người ta đến ám hại mình. Lối kể chuyện gích giắc về thời gian và không gian nầy không phải là mới, nhưng cũng chưa nhiều nhà văn Việt Nam sử dụng. ở đây tác giả không cố tìm tòi cái mới, không chạy theo cái mới, không khai thác cái lạ. Nó đến tự nhiên. Như một cơn mê, một hội chứng “say tù”. Tự nhiên những cảnh tù kéo đến trong đầu, những liên tưởng miên man về những người tù. Như người hoạ sĩ vẽ một bức tranh hoành tráng, có nhiều cảnh, nhiều nhân vật. Khi ông dùng toàn màu xanh của cảnh rừng, khi toàn màu đen của vô vọng. Khi vẽ đôi mắt trông chờ, khi vẽ đôi chân kiệt quệ dưới sức nặng của gánh phân trâụ Khi cảnh tra tấn dã man chú chuột con (hay chính người tù), khi thì hàng nghìn cặp mắt thèm thuồng nhìn đàn trâu già sắp bị lóc thịt để chuẩn bị bữa “tiệc cuối năm” của trại tù. Dần dần các góc cạnh của bức tranh hiện lên toàn bộ, rõ ràng, mạch lạc, thậm chí không thiếu một chi tiết quan trọng nàọ Kể cả bản điều lệ dài mấy chục điểm, có thể đọc xuôi cũng được, đọc ngược cũng thông. Tóm lại, bút pháp của BNT có sức nặng của sự phân tích chi li, một cái nhìn cảnh, nhìn đời đầy nội tâm, dài hơi và thâm hậụ Một văn phong phảng phất của một Dostoievsky, một Tolstoy, hai tác giả mà ông rất mến mộ. BNT không chọn con đường tố giác những tội ác của chế độ như nhà văn li khai Aleksandr Solzhenitsyn. Solzhenitsyn muốn làm một thứ tiên tri của Chính thống giáo lên án một tổ chức vô thần và ông coi là bại hoại trong tác phẩm Quần đảo Gulag, một việc làm chính trị. Còn BNT đi theo con đường nhân đạo của những Victor Hugo, với Những người khốn khổ, Nikolai Gogol với Những linh hồn chết, nhất là Fyodor Dostoievski với Kỉ niệm nhà mồ. BNT mê chữ và yêu văn chương hơn là chính trị.

Hình ảnh trong truyện hiện lên sống động. Như thấy được trước mắt, như ngửi được hơi hám. Chưa biết thế nào là Hoả Lò, là trại tạm giam 75, là trại tù tử tội 76. Người đọc có thể cảm giác được cái khung cảnh ghê rợn của một xà lim, có thể thấy các xà lim chật chội vừa khổ một người nằm. Bốn bức tường là những gai nhọn xi măng, cửa sổ nhỏ bằng cặp mắt và chỉ đủ để người tù trao đổi những thông tin tối thiểu qua cái nhìn u sầu hay hoảng hốt. Những ngôn ngữ, những cử chỉ trong tù, ngoài xã hội, với những tiếng lóng, tiếng ngọng, người đọc khó lầm lẫn thời điểm, địa phương…Những con người được mô tả với nhân cách không bóp méọ Những người tù gốc các bộ tộc, những sĩ quan của miền Nam. Kể cả các vị trưởng trại, giám thị, giám đốc công an, cán bộ điều trạ.. Mỗi người có một tư chất riêng, không ai giống aị Vũ Lượng, nghệ sĩ ngoài đời, tiếp tục ca hát trong tù, tiếp tục đàn contrebasse tưởng tượng. Triều Phổ, anh cả ngoài đời, tiếp tục làm anh cả trong tù, nhưng không dám lường gạt chàng thanh niên bạt mạng Giang văn Giang. Ông Quản ágian ác không khác gì ông Trần, nhưng có một hình dáng dễ xem, trong khi ông Trần có tròng mắt thu lại thẳng đứng quái dị, như mắt mèo,mắt cọp..

Nhiều mẫu người, nhiều hình ảnh, nhiều âm thanh đã đọc qua sẽ khắc ghi mãi trong trí nhớ người đọc. Như bạn đã xem một tuyệt tác điện ảnh, có nhiều đọan đã thành dấu ấn. Về sau, không ai làm lại được cảnh ấỵ Chẳng hạn, xem cảnh đấu bò mộng trong phim Que Viva Mexico! của Eisenstein. Chẳng hạn cảnh ghê sợ nơi phòng tắm trong phim Psycho của Hitchcock. Chẳng hạn cảnh chợ âm dương trong phim Bao giờ cho đến tháng Mười của Ðặng Nhật Minh. Cũng vậy, đoạn viết về món quà quí giá mà người bạn tù Lê Bá Di nhường cho Nguyễn Văn Tuấn: một bãi phân trâu to đùng và nóng hổị Hay hãy đọc một đoạn ngắn của biến tấu (variations) tiếng chim còn khổ:

“…Còn khổ còn khổ còn khổ còn khổ còn khổ còn khổ. Một loạt tiếng chim liên tiếp trong trẻo véo von trêu chọc. Những tiếng chim non nhí nhảnh. Nhịp điệu cũng nhanh. Nhanh và trong. Như lũ trẻ vô tư tốt bụng trêu chòng những người bất hạnh mà không biết rằng mình đang làm khổ họ. Còn khổ. Tiếng một con chim bố chững chạc nghiêm trang một giọng phán truyền đầy hăm dọa như định mệnh cất thành lời Còn. Khổ. Còn. Khổ. Tiếng con chim già trải đời ôn tồn báo trước như an ủi, xót thương mà sao vẫn muốn khùng lên vạc lạị Còn khổ. Những người tù tuyệt vọng nhìn nhaụ Còn khổ. Hẳn rồị Nhưng còn khổ đến bao giờ ? Có lần hắn nghe thấy một giọng trầm từ rừng sâu vọng ra Một buổi chiều rừng nhợt nhạt hoang vu (…)” (trg. 111).

Chỉ cần một đoạn này, người đọc sẽ cảm thấy một nỗi buồn mênh mông, bao la, một trông chờ vô vọng của người tù không án lệnh.

Người đọc không ai quên được hình ảnh của người tù lâu năm nhất mà không ai còn biết là đã bao lâu nữạ Ông ta là tù “tự giác”, được giao giữ trại cá trên non cao, biệt lập hẳn với người đời, gần như kể cả với trại tù. Cô đơn. Nguỵ Như Cần hoàn toàn cô đơn. Không còn quan hệ gì với cuộc đờị Người đời không còn trong trí nhớ của ông. Ông không còn trong trí nhớ của người đờị Ông đã là người rừng. Ðã là tiên, là thiền sự Ông chỉ trò chuyện với núi non và muông thú. Ông làm bạn, dạy dỗ các sinh vật sống quanh ông. Con khỉ biết cầm rổ hái ớt. Con trăn biết trườn đi trốn người lạ. Con cá biết trồi lên mặt nước, nằm vào lòng tay con người để được vuốt vẹ Con tắc-kè biết làm theo hiệu lệnh, chạy đua, gậm đuôi của nhau mà đị..Rút kinh nghiệm về loài thú ố phải chăng cũng chẳng khác loài người ố ông nóiá: “Loài nào cũng vậỵ Mình yêu mến chúng, cho chúng ăn, mình quí nó là nó quí mình. Nó biết hết đấyá!”. Ngày được thông báo trả tự do, Nguỵ Như Cần treo cổ tự tử.

Ngòi bút của BNT không phải chỉ điêu luyện khi nói về cái khổ, nói về cảnh tù. Ông là người rất tin tưởng, yêu thương cuộc đời, chung thuỷ với lí tưởng, vững tin vào chân lí, vào lương tâm con người, sống với tấm lòng yêu thương nồng nàn. Những đoạn viết về tình yêu của ông rất đẹp. như buổi yêu đương đầu tiên giữa Tuấn và Ngọc trên căn gác đường Bà Triệu, bên bãi Vĩnh Tuy, ven sông Hồng. Dù ngắn ngủi trong CKN2000, những đoạn tình yêu đương là những đoạn tình lãng mạn, nồng nhiệt, trong sáng và tuyệt diệu nhất, trong khối văn chương cách mạng Việt Nam mà tôi đã đọc.. Và đây là cảnh vợ chồng tạm trú ở một căn nhà hợp tác giữa đồng:

“Lần đầu tiên hắn thấy trăng vàng chảy trên người, trăng vàng chảy trên da thịt vợ hắn. Trăng chiếu lên người nàng. Trên đầu nàng là vòm trời thu không một gợn mây, chỉ một vầng trăng to tròn, gần như trong suốt, im lặng, đang toả sáng. Chung quanh nàng là đồng lúa chạy tới mờ sương. Loang loáng phía xa những chuôm ao dát bạc giữa đồng.

(…) . Trăng chảy từ vai đến gót chân nàng, tràn ra sân gạch. Trăng chiếu trên người nàng thành những mảng sáng và tốị ở những bờ sáng tối gặp nhau, rực lên những viền vàng. (…)

Như mưa xuân mịn màng một thời thơ ấụ Như lạc giữa một khu rừng nguyên sinh, những cây cao hoang vu ẩm ướt vút lên, khe suối êm đềm chảy và khúc ngoặt sau suối hứa hẹn một thảm cỏ xanh rờn, trên đó là lâu đài cổ tích. Không còn nữa trời đêm, cánh đồng, sân gạch vằng vặc. Chỉ mát rượi nơi má, nơi cánh tay vòng ôm đỡ nàng, mà họng thì khô khát.

Và những giọt trăng sát môi hắn, sát mi mắt hắn cứ lớn dần lên mãị Hắn chầm chậm ngậm lấy trăng vẫn còn đang chảy xuống, vẫn còn đang đọng lại lung linh. Trăng tan trên môi, trên miệng. Trăng ngấm vào đầu lưỡị Một thứ nước thần tiên.” (trg 171-173).

Cái đẹp, chất ê-rô-tic (hoa tình), cái đê mê thần tiên của tình yêu quyện làm một. Không dễ gì một văn sĩ (dù là Lamartine), một hoạ sĩ (dù là Rembrandt), một nhạc sĩ (dù là Chopin) và tôi cũng không nhớ mình đã xem một đoạn phim nào đạt được cái mức tuyệt diệu của đoạn văn này.

Khi viết về cây xoan đã bị đốn đi để làm hầm trú ẩn tránh bom đạn, ngòi bút của BNT ví cây xoan như con người, như có một linh hồn. Và việc đó thì chỉ có những thiền sư mới không ngạc nhiên, mà một người đọc bình thường, đã trải qua những hoàn cảnh tương tự mới thấm thíaá:

” Thế rồi một hôm tắt đèn đi ngủ, người vợ nằm xuống bên chồng, bỗng thấy nhà mình sao khác lạ, như không phải nhà mình nữạ Nàng thấy thiếu vắng một cái gì thân thuộc. Và nàng đã hiểụ Hôm nay không còn bóng xoan trong nhà này nữạ Nàng nhìn quanh vẫn không thấy bóng xoan đâụ Bóng xoan thân thiết, người bạn nàng đặt hết niềm tin cậy, đã nghe mọi chuyện riêng tư, bí mật của vợ chồng nàng, đã nhìn nàng nằm cạnh chồng nàng. Người bạn tin cậy mà nàng đã cho nhìn ngắm thoả thích thân hình nàng. Có lúc nàng còn đứng lên, nhìn bóng mình rõ như cắt giữa đám lá xoan quấn quít xung quanh, in cả trên người nàng, trên thịt da nàng, lao xao vì gió thổị Nàng như nghe thấy cả tiếng rì rào, mặc dù vẫn hoàn toàn im lặng, chỉ có đôi mắt của chồng nàng say đắm chiêm ngưỡng nàng. Nàng đã xoay người để in bóng nhiều góc độ lên bóng xoan, vì chồng nàng thích thế. Bóng xoan đã chứng kiến nàng ân ái cùng chồng, đam mê và hạnh phúc” (tr 187).

Thấy cái hữu hạn của kiếp người mà tử tế với nhau

Chuyện tù tội của Bùi Ngọc Tấn đã qua gần 30 năm rồị Nhưng những hình ảnh tù đày, những Già Ðô, những Sáng, những A Thềnh, những Sơn vẫn còn theo đuổi, ám ảnh ông. Có lẽ ông ý thức rằng, viết tác phẩm này ông sẽ bị oan khiên, bị tù đày một lần nữạ Nhưng vì những bạn tù đã quen, đã gặp, vì nhiều người khác, ông phải viết. Có lẽ cũng đặt một niềm hi vọng rằng, một khi sự việc vỡ lẽ ra, cảnh oan ức, tù đày sẽ được dẹp tan trên đất nước nàỵ Giống như ung nhọt, bao năm nay giấu kín, bây giờ đã bắt đầu vỡ ra, vỡ rồi thì phải chữa trị, phải rửa sạch nó, hay cắt mụt nhọt ấy đị Không thể giấu giếm được nữa.

Vì tin tưởng vào chân lí, vào cuộc đời, không giống nhiều người khác còn e dè, còn sợ sệt, còn giấu kín những bản thảo tâm huyết của mình, trong ngăn kéo có mấy tầng khóa, trong chum, trong vại, dưới lòng đất. BNT đã đưa tâm huyết của mình vào tác phẩm CKN2000, đem trình lên cơ quan nhà nước, xin được phép in ấn và phát hành công khaị Và lạ thay, có người chia sẻ, đồng tình với ông. Tác phẩm đã được chính thức phát hành, mặc dù tức khắc sau đó người ta đã thu hồi, tiêu huỷ nó. Nhưng cuộc sống có sức mạnh của nó, có qui luật vận hành riêng. Tác phẩm được đưa lên mạng xy-bẹ Bây giờ không còn một bộ máy công an nào, dù mạnh đến đâu, có thể ngăn chận nó vận động đi vào tim óc của người Việt, thậm chí của loài người yêu chuộng tự do và lẽ phải.

Nguồn tin mới nhất cho biết rằng BNT được bầu làm đại biểu đi dự đại hội Hội nhà văn Việt Nam, tổ chức vào tháng tư năm naỵ BNT là nhà văn có chân trong Hội, là đại biểu của nhà văn Hải Phòng. Ông đường hoàng đi dự trong sự hành xử đúng đắn trách nhiệm cũng như nhân cách một nhà văn và một con ngườị Ông không phát biểu gì nhưng sự biểu lộ tình cảm quí mến của các bạn văn. Những sự bênh vực của những bậc đức độ và tuổi tác như Trần Ðộ (Nguyên tắc sáng tác phải tự do, không qua kiểm soát của công an) và Hoàng Tiến lên tiếng (Minh danh CKN2000 và BNT) cho thấy ảnh hưởng lớn của tác phẩm và của thái độ ung dung của tác giả.

Tôi lại nghĩ về nhan đề. Tại sao Chuyện kể năm 2000 mà không có chuyện gì của năm 2000? Không có kế hoạch 5 năm, 7 năm, không có phác hoạ thủ đô Hà Nội năm 2010 lịch sự văn hiến như thế nào, sẽ kỉ niệm sinh nhật 1000 năm ra saọ Cũng không thấy hình ảnh tương lai thành phố Hải Phòng, bến cảng lâu đời của đất nước, nơi chôn nhau cắt rún của nhiều nhân tàị Hay là tác giả muốn kể một câu chuyện cổ tích đời naỵ Có một thời ….chưa xa xôi lắm, xa mà chưa qua hẳn. ở đó đã có những ngày vinh quang, hào hùng, sáng láng nhất của lịch sử đất nước. Tuy nhiên bên cạnh cũng có những ung nhọt hôi thốị Người ta làm khổ nhau nhiều lắm. Tố cáo nhau, đày đoạ nhau, nhân danh cái nầy, cái nọ. Cái nào cũng vô lí. Kể hết cho đồng bào cùng nghe, để mà rút ra bài học. Không phơi bày, mổ xẻ, diệt trừ những ung nhọt, thì làm sao có thể dọn mình bước vào thiên niên kỉ mới ?

” Chắc chắn ông Lan, ông Trần và những ông khác, có dính đến vụ án của hắn chưa bao giờ nhìn sao, nhìn các nấm mồ như hắn đã nhìn. Bởi vì bất kì ai đã trò chuyện với các nấm mồ, đối thoại với các vì sao đều sẽ tốt hơn, nâng cao được nhân bản, giảm đi sự tàn ác, bất công với đồng loại. Họ đều sẽ hiểu cái phù du, cái vô nghĩa lí của một kiếp người.

Hắn đâm thương các ông ấy. Bởi vì chính các ông ấy ố cũng như hắn ố sắp tới cõi rồị Tuổi già đến. Ai cũng sẽ hiểu được cái hữu hạn của cuộc đờị Cái cô đơn sẽ đến. Vợi cho ai được những gì đè nặng lương tâmá? Trò chuyện với con cháu cũng như trò chuyện với lương tâm. Không thể nào dối trá. “(tr.279)

Chúng ta đang sống ở thời đại tin học. Những thay đổi đều theo những tốc độ không ngờ. Vùn vụt, vùn vụt. Khép mắt, rồi mở mắt ra, có thể sự đời đã khác hẳn. Chỉ mấy năm trước đây, ông Kim Dae Yung (Kim Ðại Trọng) của Nam Hàn còn ngồi trong ngục thất, có lẽ lúc đó ông đang soạn thảo cương lĩnh dân chủ hay kế hoạch dân sinh chăng. Bây giờ ông đã là nguyên thủ quốc giạ Mà nào chỉ có một mình ông Kim. Còn có ông Vaclav Havel, nhà biên kịch dân chủ Tiệp Khắc. Khi chế độ XHCN ở đây tiêu vong, người ta mời ông lên làm tổng thống. Rồi lại bầu thêm nhiệm kì nữạ Còn có nhà tranh đấu cho quyền lợi người da đen, luật sư Nelson Mendala, người tù lâu năm nhất của lục địa châu Phi với 27 năm tù. ông cũng đã được chọn làm nguyên thủ quốc gia, và hơn nữa là danh nhân của thế giớị Chắc BNT của chúng ta chẳng có mảy may tham vọng làm chính trị. Dường như ông không ham thích đấu tranh. Ông chỉ say mê cầm bút. Ông đã góp vào đời bằng 5 năm tù đày của mình. Ông đã đem hết tâm huyết của mình để viết ra CKN2000, đã tìm mọi cách để trao lại cho đồng bàọ Xin cám ơn tấm lòng thuỷ chung với cuộc sống, với bè bạn. Xin tiếp nhận bài học ông đã luôn luôn đứng thẳng người và cương quyết bước tới chân trời của chân lí. Xin cám ơn ông một lần nữa đã cống hiến cho đời một tác phẩm, dù có thể chưa toàn bích, nhưng đã là cực hay và vô cùng hữu ích.

Vĩnh Xương
Montreal, 4/2000 (Trong sách CKN2000, nxb Thời Mới)