Một ngày vui với nhà văn Bùi Ngọc Tấn

Chúng tôi biết đến nhà văn khi thấy “chuyện kể năm 2000” của ông gây xôn xao dư luận, vừa xuất bản đã bị thu hồi, cấm tái bản. Điều đó càng làm cho những người học viết văn trẻ tuổi chúng tôi thêm quan tâm.

Có lẽ phải nói đến chữ duyên khi chúng tôi gặp được nhà văn. Đầu tiên là việc có được địa chỉ, bởi đâu phải nhà văn nào cũng có địa chỉ công khai mà lấy được dễ dàng. Một lần, nhóm chúng tôi có việc sang trụ sở Hội nhà văn Việt Nam, cũng thật tình cờ khi chúng tôi được Ban Nhà văn trẻ mời làm diễn viên quần chúng “bất đắc dĩ” để chuẩn bị cho ngày hội đọc sách ở Văn Miếu. Trong quá trình tập ở hội trường, cũng là bất đắc dĩ, đạo diễn cho lấy quyển tài liệu Đại hội nhà văn VN lần thứ 8 làm đạo cụ. Trong lúc giải lao, chúng tôi tò mò giở ra xem. Cả bọn đều vui sướng khi biết được địa chỉ của nhà văn, nhưng cũng chỉ biết là ngõ 10 Điện Biên Phủ chứ không biết số nhà cụ thể. May mắn trong mấy đứa chúng tôi có một bạn ở Hải Phòng, thế là kế hoạch “về Hải Phòng” nhanh chóng được “duyệt”.

Chúng tôi về dịp nghỉ lễ 30/04, vừa xuống tàu, chúng tôi quyết định đi bộ bởi biết nhà của nhà văn cách ga Hải Phòng chỉ chừng 1km. Mỗi chúng tôi đều trong tâm trạng lo lắng bởi không dưng đến thế này, không biết có gặp được nhà văn không. Và lo lắng nữa là… sợ ông không tiếp. Bởi biết đâu được, ông đã phải qua bao thăng trầm, khi làm báo thì bị cấm viết văn, rồi bị tù không án gần 5 năm vì “được” cho là có tư tưởng không đúng. Ra tù, chật vật mãi mới xin được vào làm ở một công ty thủy sản. Những tưởng ông đã chán văn chương sau 20 mươi năm vắng bóng từ khi ra tù, đến năm 1993 mới xuất hiện trở lại với bạn đọc qua bài “Nguyên Hồng, thời đã qua”. Sau đó các tác phẩm của ông đều gây được sự chú ý như “Một thời để mất’, “Những người rách việc” “Rừng xưa xanh lá”… và đặc biệt là “Chuyện kể năm 2000” vừa ra đã bị thu hồi bởi được cho là có nhiều vấn đề nhạy cảm. Nhưng dù sao ông vẫn viết và vẫn cho ra những tác phẩm hay và đã có các giải thưởng của Tạp chí Văn Nghệ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Bộ Văn hóa, Nhà xuất bản Hội nhà văn, giải Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng), giải thưởng Hội nhà văn… Đặc biệt mới đây nhất là “Biển và chim bói cá” xuất bản năm 2008, được dịch ra tiếng Pháp và đã đoạt giải thưởng danh giá mang tên nhà văn Pháp nổi tiếng Henri-Queffélec trong liên hoan quốc tế “sách và biển cả” diễn ra tại Pháp. Ông còn là hội viên danh dự Hội Văn Bút Quốc Tế và Hội Văn Bút Canada.

Đọc và tìm hiểu về ông mới thấy ông gặp nhiều tai ương nhưng vẫn luôn biến buồn thành vui, vẫn tự coi mình là thư kí trung thành của thời đại. Văn của ông đã vượt khỏi tầm quốc gia và những người nước ngoài luôn ca ngợi ông. Tuy là thế nhưng dường như các tác phẩm của ông luôn được biên tập rất chặt chẽ, bản thân ông cũng rất được quan tâm theo sát. Ông cũng không muốn vì ông mà nhiều người bị liên lụy. Chúng tôi cứ nghĩ thế nên có thể việc đến gặp ông cũng là hơi mạo hiểm.

Không khó để tìm thấy nhà ông, vào đầu ngõ hỏi là được chỉ ngay lên tầng 2 khu nhà tập thể. Khi chúng tôi còn đang thập thò ở cầu thang vì còn ngại thì một người phụ nữ ngó ra, chúng tôi hỏi ngay: “Bác ơi đây có phải là nhà bác Bùi Ngọc Tấn?” “Đúng rồi, mời các cháu lên, ông ơi ra có khách”. Hóa ra đó là bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, người vợ thảo hiền đảm đang, hậu phương vững chắc của nhà văn mà chúng tôi đã được nghe nói. Không để vợ chồng ông phải thắc mắc, chúng tôi giới thiệu ngay là những người đang học viết văn. Ông cười rất tươi, hóa ra là “người quen”. Bởi ông biết thầy trưởng khoa Văn Giá của chúng tôi. Ông bảo mấy lần thầy Văn Giá mời ông về nói chuyện với sinh viên nhưng tuổi cao, sức khỏe yếu rồi, không đi được, 79 rồi còn gì. Chân ông vẫn đau liên tục, nhiều lúc đi lại cũng khó. Ngồi nói chuyện với ông quả là rất vui, quả là như “người quen”, không hề có khoảng cách. Vậy ra những lo lắng của chúng tôi lúc đầu thật thừa. Ông bảo chưa bao giờ được tiếp “những người trẻ” như thế này, và ông rất vui, rất quý. Ông mời chúng tôi uống nước này nước nọ, nhưng chúng tôi bảo quen uống trà, thế là ông khoe có chè ngon, của một bạn đọc hâm mộ luôn biếu ông, pha không cần tráng nước. Ông bảo tại cậu ấy cho chè này nên không muốn uống chè khác nữa và “bắt đền” cậu ấy cứ phải mang cho. Vừa uống trà, vừa chuyện trò thăm hỏi nhau, ông cứ tấm tắc bày tỏ sự vui mừng khi bất ngờ được tiếp những vị khách “không mời”, “đặc biệt” như chúng tôi.

Sau một hồi trò chuyện rôm rả lại càng thấy ông thật dễ gần, hài hước và giản dị. Rồi ông bảo bây giờ đến lúc khoe. Ông đem ra các quyển sách đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, có cả “Chuyện kể năm 2000” “Biển và chim bói cá” và một vài cuốn khác như “Cuộc sống của con chó”… Ông bảo: “Văn chương nó lạ lắm, có dìm nó cũng chẳng chìm xuống, kéo cũng chẳng nổi lên. Đã dính vào là khó dời ra”. Ông khuyên chúng tôi cứ phải sống, phải lăn lội, nhất là những nơi trung tâm, có sự cạnh tranh cao. Phải biết viết sự thật, dù sự thật thường khó được chấp nhận nhưng nó sẽ tồn tại mãi.” Chúng tôi hỏi dạo này ông viết ra sao? Ông tâm sự: giờ già rồi, sức khỏe yếu, cũng không biết sẽ bị ngừng lúc nào nên cứ làm được gì thì cố làm, giờ ông đang lo viết xong cuốn hồi kí.

Cuộc chuyện cũng đến lúc phải kết thúc, chúng tôi ra về với niềm vui được chụp ảnh với vợ chồng ông và xin chữ kí. Trong lời viết tặng ở cuốn sách của tôi ông ghi: “Một ngày rất vui”. Ông bày tỏ: “Coi như hôm nay là ngày mừng trước lễ độc lập”. Còn tôi cứ nhớ mãi những bức hình chân dung của ông với nhiều sắc thái được bạn bè vẽ tặng treo ở phòng, hướng ra ban công với nhiều cây cảnh. Ấn tượng nhất là cây sim, vốn nó chỉ sống ở trên núi vậy mà khi đem về đây trồng trong chậu, được ông chăm sóc đặc biệt, nó lên xanh tốt và đang nhú những nụ hoa. Tôi bỗng liên tưởng, lẽ nào cuộc đời ông cũng như cây sim trong chậu kia, vẫn trổ cho đời những tác phẩm hay, những bông hoa tím biếc.

TRẦN ĐỨC HIỂN

————————————

Một ngày cuối tháng 4 năm 2012, vợ chồng tôi tiếp một đoàn khách từ Hà Nội về. Khách đến nhà bao giờ cũng vui. Những người khách và cũng là những người bạn. Khi mới đến còn là khách, Khi đứng dậy ra về dã là những người bạn rồi. Nhưng doàn khách đến nhà cuối tháng 4 vừa qua không chỉ là niềm vui mà còn đem lại tuổi trẻ đã mất của tôi: Các sinh viên đại học văn hóa Hà Nội. Toàn những bạn tuổi 20 mà mặc dù là nhà văn, tôi vẫn thấy bất lực trong việc diễn tả cặp mắt, vẻ mặt, tiếng cười… của các bạn.
Nhìn những người khách như những tiên đồng ngọc nữ của một thế giới nào đến, tôi tự hỏi: Lẽ nào cái thời tiếp quản Thủ Đô mình cũng trẻ đẹp như thế này? Cũng có đôi mắt và tiếng cười trong trẻo không vướng chút lo âu như thế này? Thời gian qua nhanh biết bao! 
Cầu sao các bạn không phải chịu những ngón đòn như những ngón đòn đã giáng xuống đời tôi. Nhưng cũng mong các bạn không hoàn toàn thuận lợi trong cuộc sống.Hãy nhận lấy một vài bài học…
Búi Ngọc Tấn

Không quên mua sách của BNT mang từ Hà Nội về để tác giả ký tặng
Tất cả đều rất thích cây sim trồng trên ban công nhà nhà văn BNT
 
Những niềm vui rất trẻ
Còn muồn ngồi lâu nữa, những đã đến giờ ra ga nhận lại hành lý, cả đoàn chụp ảnh kỷ niệm trước khi ra về
Ảnh: Trần Quang Thanh

Đầu xuân thăm Bùi Ngọc Tấn

(Theo Nguyễn Xuân Diện’s blog)
Thưa chư vị,
Theo lệ hằng năm, sáng nay, một số anh em văn nghệ sĩ trí thức Hà Nội bạn bè của nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã đi Hải Phòng thăm gia đình ông. Đoàn gồm: Các GS Chu Hảo, Phạm Duy Hiển; các nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Xuân Khánh, Dương Tường, nhà thơ Vũ Quần Phương, Nhà giáo Phạm Toàn, TS Nguyễn Quang A, Họa sĩ Trịnh Tú, dịch giả Ngọc Tây Hồ, Chị Tâm Hiếu, chị Phương Loan và Nguyễn Xuân Diện.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn – tác giả tiểu thuyết “Chuyện kể năm 2000” và vợ – hiện đang cư trú tại 10 Điện Biên Phủ, TP Hoa Phượng Đỏ (gần đây đổi tên hoa phượng thành hoa cải) – đón tiếp mọi người trong niềm vui sướng cảm động. Đài TH TP Hải Phòng cũng kịp thời có mặt để ghi lại những phút giây của cuộc gặp gỡ và các phát biểu của các bạn văn về cuộc đời và nghiệp văn Bùi Ngọc Tấn.

Trên đường đi, trạm dừng nghỉ ngơi:

Không chụp ảnh ba người bao giờ, nhưng có hai ông nổi tiếng, đành liều chụp chung
Cùng Vũ Quần Phương sớt bài thơ Tranh Tết dân gian của ông trên Gúc Gồ

Vào ngõ nhà Bùi Ngọc Tấn:

GS Chu Hảo tặng hoa cho bà Bùi Ngọc Tấn, và cảm ơn bà đã chịu đựng đau khổ
trong suốt thời gian ông bị tù đày.

 

Ảnh trên tường ghi lại cuộc gặp của ông với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong ảnh có cả: Nhà văn Nguyên Ngọc và GS hạt nhân Phạm Duy Hiển.


Nhà văn Bùi Ngọc Tấn ký tặng bạn 2 tập sách mới được dịch và phát hành ở Pháp: Tiểu thuyết Biển và chim bói cá (La mer et le martin pêcheur) và tập truyện ngắn Cún (Une vie de chien) dạng bỏ túi (poche)

Phạm Toàn & Trịnh Tú


 


Sau khi hàn huyên ở nhà riêng, cả hội kéo nhau đến một nhà hàng. Ngọc Tây Hồ tặng mỗi bác một chiếc cốc No U (Xóa đường lưỡi bò, bảo vệ Tổ quốc):


Đạo diễn, NSND Đào Trọng Khánh (Hải Phòng) cũng đến chung vui hội ngộ

 



Chu Hảo, người tổ chức chuyến đi thăm Bùi Ngọc Tấn nhân dịp đầu Xuân, do đó bốn người bạn tuổi 80 lại được gặp nhau, một cuộc gặp thật quý, bởi theo các ông, gặp lần nào biết lần ấy.

“Chúng tôi có 10 anh em chơi với nhau hơn nửa thế kỷ rồi. Nay 5 người đã mất (Hứa Văn Định, Mạc Lân, Vũ Bão, Nguyên Bình, Lê Bầu). Vũ Thư Hiên định cư ở nước ngoài. Chỉ còn lại 4 chúng tôi: Châu Diên, Nguyễn Xuân Khánh, Dương Tường và tôi.

Tôi gọi vui là “bè lũ bốn tên”, “bốn người sót lại của rừng cười”, còn Đào Trọng Khánh gọi là “bốn Samurai”. Tôi thấy tên nào cũng được.” (Lời Bùi Ngọc Tấn)

Cũng theo Bùi Ngọc Tấn, chuyến về Hải Phòng thăm ông do giáo sư Chu Hảo tổ chức ngày 2 tháng 3 năm 2012 đã bị chậm lại nửa tháng so với dự định ban đầu. Bởi mỗi người một công một việc khác nhau. Người còn đang ở Úc, người ở miền Trung, người bận họp, người về giỗ mẹ vợ. Được người này lại vắng người khác. “Cứ rập rình như áp thấp nhiệt đới ngoài biển Đông vậy”. Cho đến ngày cuối cùng, lại do công việc đột xuất nên Phạm Xuân Nguyên, Phan Hồng Giang, Trần Vũ… phải ở lại Hà Nội.

“Tôi rất cảm động và cả tự hào nữa. Cuộc đời thật đáng sống.” (Vẫn lời Bùi Ngọc Tấn)

Tin và ảnh: Nguyễn Xuân Diện


Đi Trung Quốc

Là thành viên của đoàn đại biểu Hội Nhà Văn (HNV) Việt Nam (5 người, do nhà thơ Hữu Thỉnh chủ tịch HNV làm trưởng đoàn) sang thăm và làm việc với HNV Trung Quốc theo lời mời của HNVTQ. Thời gian 10 ngày. Đây là lần đầu tiên BNT được xuất ngoại. Có một sự trùng hợp: Ngày “vượt biên” bay từ Nội Bài sang Bắc Kinh là ngày 11 tháng 9 năm 2001, đúng ngày Bin Lađen đánh toà tháp đôi Newyork.

Ảnh: Trong Rừng Trúc, tên đặt cho khu tưởng niệm Tô Đông Pha

Ảnh: Thăm tượng Phật lớn nhất thế giới tại Lạc Sơn

Ảnh: Chụp ảnh trước tháp Đại Nhạn, nơi Đường Tăng cất  Kinh Phật sau khi Tây Du

Ảnh: Cố cung

Ảnh: Di Hoà viên, phía sau là chiếc thuyền bằng đá 2 tầng của Từ Hy Thái Hậu

Đi Nga

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn vừa thăm nước Nga theo lời mời của bạn đọc (18/9 – 8/10/2009):

IMG_0491-1

Ảnh:  Chị Lan Hương, một bạn đọc trẻ, người đã có sáng kiến mời và lo toàn bộ kinh phí cùng thời gian tháp tùng nhà văn BNT trong gần 2 tuần lễ nhà văn ờ Nga

DSC02122

Ảnh: Thăm mộ Tsekhop

DSC02170

Ảnh: Chụp ảnh với người thuyết minh trong bảo tàng Nhà của Lev Tolstoy (Moscow)

Petersbourg7

Ảnh: Khiêu vũ trong phòng khánh tiết của Hoàng hâu trong Cung điện Mùa Hè (St. Petersburg)

IMG_0004

Ảnh: Tới Kremlin

IMG_0071

Ảnh: Thăm bảo tàng lịch sử nước Nga

IMG_0141

Ảnh: Phút đầu tiên tới St. Petersburg. Chụp ảnh với (sông) Neva

DSC02192

Ảnh: Vui sướng ngắm nhìn mùa thu vàng nước Nga trong thực tế, không phải qua tranh Levitan

DSC02077

 Ảnh:  Gặp Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam tại Nga

IMG_0725

Ảnh: Thăm Đại Giáo Đường St. Isaac (St. Peterburg)

IMGP4610-1

Ảnh: Chụp ảnh kỷ niệm với một nữ nông dân Nga  trong khu bảo tàng Tsaryno

 DSC02038

Ảnh: Dự hội chợ mật ong (Moscow)

DSC02111

Ảnh: Một gia đình người Nga mời món xúp củ cải đỏ (món ăn dân tộc)

 DSC02134

Ảnh: Viếng mộ Maiakopski

DSC02151

Ảnh: Cùng bạn đọc chụp ảnh trước tượng Lev Tolstoi

DSC02188

Ảnh: Đón thu vàng nước Nga, một ao ước của nhà văn

 

 

Đi Mỹ

Dưới đây là vài hình ảnh của nhà văn Bùi Ngọc Tấn trong chuyến thăm Mỹ theo lời mời của trung tâm William Joiner, Boston, USA:

DSC01635

Ảnh: Tới thăm  tòa quốc hội Mỹ cùng một thân hữu

DSC01627

Ảnh: Đài tưởng niệm Washington, một trong những biểu tượng của hợp chủng quốc Hoa Kỳ

DSC01608

Ảnh: Bức tường tưởng niệm cuộc chiến Việt Nam

DSC01811

Ảnh: Phải đến Las Vegas để tận mắt nhìn trời xanh trên đầu

DSC01805

Ảnh: Hoang mạc Nevada luôn hấp dẫn nhà văn

DSC01718

 

Ảnh: Tới thăm nhà hát Kodak, nơi hàng năm tổ chức lễ trao giải Oscar

DSC01766

Ảnh: Đến thăm cầu Golden Gate – San Francisco

DSC01794

Ảnh: Trên dốc Lombard – San Francisco

 

IMG_4068

Ảnh: Đọc báo cáo tại U Mass Boston: Tôi viết về những người cam chịu lịch sử. Nguyễn Bá Chung phiên dịch

IMG_4156

Ảnh: Cùng họa sỹ Phan Cẩm Thượng thăm khu bảo tàng  Concord

IMG_4222

Ảnh: Với Kevin Bowen giám đốc trung tâm William Joiner

IMG_3930 

Ảnh:  Tháng 4, hoa đào vẫn còn đỏ bên dòng sông Charles, Boston

IMG_3963

Ảnh: Đứng cạnh tượng John Havard, Havard University

IMG_4143

Ảnh: Với người bảo vệ khu bảo tàng Concord

IMG_4529

Ảnh: Với bạn đọc bên cảng Cambridge

DSC01512

Ảnh: Tới thăm con tầu chở những người da trằng đàu tiên tới Concord, những người này đã được dân địa phương cứu sống
DSC01539

Ảnh:  Tới New York không thể không đến thăm trụ sở Liên Hợp Quốc

DSC_3598

Ảnh: Chụp ảnh kỷ niệm với Tượng Thần Tự Do

Bùi Ngọc Tấn ở Châu Âu

Ảnh: Phút đầu tiên đặt chân tới Bruges, Bỉ, một trong những thành phố đẹp nhất Châu Âu. 

 

Ảnh:  Tới phố Nhân Quyền ở Nuremberg 

 

Ảnh: Một bức ảnh với các cụ Marx, Engels (Berlin) những người của lịch sử.  

 

 Ảnh: Sững sờ trước vẻ đẹp kỳ lạ của những bức tượng ở Leipzich. 

 

Ảnh: Cổng Brandenburg, biểu tượng của Berlin.  

 

Ảnh: Tới bức tường Berlin, bức tường ô nhục dấu vết một thời chia cắt và chiến tranh lạnh. 

 

Ảnh: Không thể không đến thăm tháp Eiffel 

 

 Ảnh: Đi tàu Bateaux Mouches trên sông Seine, Paris. 

 

Ảnh: Quảng trường Tự Do (nơi trước đây là ngục Bastille) 

040907C_BNT_Munchen 

Ảnh: Bùi Ngọc Tấn ở Munich, Đức 

  

040907ZF_BNT_Salzburg 

 Ảnh: Bùi Ngọc Tấn chụp trước nhà của Mozart tại Salzburg, Áo

Những góc khuất của hiện thực

Những góc khuất của hiện thực – tọa đàm với Nhà văn Bùi Ngọc Tấn

b1

Trong không khí vui vẻ nồng nhiệt ấm tính bè bạn, những người bạn thân thiết của tác giả, nhà thơ, dịch giả Dương Tường, nhà phê bình văn học Phạm Thanh Sơn, nhà văn Châu Diên, cùng nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên… và nhiều người yêu văn chương khác đã đàm luận một cách sôi nổi về chủ đề cuốn sách, về nghệ thuật viết văn của Bùi Ngọc Tấn, đồng thời, tác giả Bùi Ngọc Tấn cũng hết sức vui vẻ trả lời các câu hỏi của cử tọa tham gia cuộc tọa đàm.

b2

b3

b4Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên là MC của buổi tọa đàm này

b6

Anh Vũ Hoàng Giang, đại diện Nhã Nam phát biểu mở đầu buổi tọa đàm

b7b8

Rất đông những người yêu quý nhà văn và tác phẩm của ông đã có mặt dù ngoài trời đang mưa lất phất

b10

Cuộc đối thoại giữa hai nhà văn, hai người bạn, Nhà văn Bùi Ngọc Tấn và nhà văn Châu Diên

b13Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng có mặt để chia vui với bạn

b14

Dịch giả, nhà thơ Dương Tường tham gia thảo luận rất hăng say

b15

Nhã Nam xin chân thành cảm ơn tất cả các nhà văn, nhà báo và quan khách đã tới tham dự buổi họp mặt đầm ấm để thảo luận về một cuốn sách tuyệt vời và chia vui cùng tác giả của nó.

(Nguồn: Nhã Nam)