A Tale for 2000

Bản tiếng Anh “A Tale for 2000” của tác phẩm “Chuyện kể năm 2000” được thực hiện bởi dịch giả Đào Phụ Hồ, mẫu bìa Quốc Việt, Vương Trùng Dương trình bày, Người Việt xuất bản.  Hình thức khổ lớn, bìa cứng  dày hơn 700 trang. Xin xem thêm tại: http://www.nguoi-viet.com/estore.asp

Ảnh: bìa “A Tale for 2000”

Xin trân trọng giới thiệu phần mở đầu của người dịch:

Bản  tiếng Việt:

MỘT LỜI XIN LỖI TỪ NGƯỜI DỊCH…

Duyên nợ đưa đẩy tôi “làm quen” với tác phẩm để đời  Chuyện Kể Năm 2000 – bán tự truyện đầy bi hùng của Nhà Văn Bùi Ngọc Tấn – đến thật tình cờ và rất “ngây thơ. Trước hết là phép lạ khiến cuốn sách “thoát” được sự kiểm duyệt chặt chẽ của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam và được in vào Tháng Hai năm 2000. Rồi, thứ đến, là hành động tịch thu và hủy diệt thật nhanh chóng phần lớn ấn bản cũng bởi Nhà Nước, nhưng một số đã may mắn “lọt lưới”. Hai biến cố có liên hệ với nhau này là hai yếu tố vĩ đại khiến tôi tự nhủ là phải kiếm cho ra một bản, nếu không làm gì thì cũng đọc cho thoả cái tò mò của chính mình.

Công tác dịch thuật bắt đầu khá sớm sau đó. Một số bạn trẻ hỏi tôi có muốn làm việc này hay không. Tôi bằng lòng một cách khá …rồ dại và rồi ngay sau đó hối hận là mình đã quyết định quá hấp tấp. Công việc dịch cuốn sách rõ ràng là quá khó, và còn khó hơn bởi quá trình học hỏi của tôi khác với quá trình của tác giả Bùi Ngọc Tấn, và bởi tôi không phải là dịch giả theo đúng nghĩa của từ này. Tuy nhiên, trong nghề tay phải lúc đó, tôi phải đi đây đi đó khá nhiều, nên có một việc để làm khi phải ngồi những quãng thời gian rất dài trong các “ống nhôm” là một “quyến rũ” khá mạnh. Giữa những chuyến đi, tôi phải “đâm đầu” vào các thư viện để khảo cứu tìm hiểu những gì mình chưa biết – mà những cái “chưa biết” này rất là nhiều. Chẳng hạn như tên, tác phẩm và cuộc đời của những nhà văn và nghệ sĩ Xô Viết mà Bùi Ngọc Tấn thường kể đến trong cuốn sách của Ông. Những kiến thức tôi mới thu thập được đó đã được nói phớt qua trong những câu chú thích. Tôi còn thấy mình cũng phải đưa ra nhiều chú thích về những chuyện, những biến chuyển và nhân vật mà đã là người Việt thì ai cũng biết, nhưng đối với người đọc không nói được tiếng Việt, không quen thuộc với Việt ngữ hay văn hóa Việt thì đấy là những điều lạ lẫm. Thể nào trong những chú thích đó cũng có rất nhiều lỗi lầm, và lỗi lầm đó tôi xin nhận.

Vì vậy, việc dịch Chuyện Kể Năm 2000 đuợc khởi đầu ở Phi Trường Quốc Tế Thành Điền (Narita) tại Đông Kinh (Nhật Bản) vào buổi sáng một ngày Tháng Năm năm 2000 khi tôi tới nơi quá sớm lúc chưa có xe buýt đưa hành khách vào thủ đô Đông Kinh và phải ngồi chờ mấy giờ đồng hồ. Công tác này được hoàn tất cũng ở Thủ Đô Đông Kinh năm sau đó, khi tôi trở lại xứ Phù Tang vì chuyện làm ăn không biết là lần thứ mấy mươi. Bản dịch lúc đó được hoàn tất với phần lớn các chú thích, nhưng không được trình làng với nhiều lý do. Vì thế, nó nằm “nghỉ ngơi” trong ổ cứng của máy xách tay cho đến khi máy này bị cướp ở nhà ga Gare Du Nord ở Paris vào Tháng Mười Một năm 2001. Lúc đầu, tôi rất hoảng hốt và thương tưởng tới cái mà mình vẫn xem là “đứa con tinh thần”. Nhưng may thay, một thân hữu còn giữ lại một bản điện tử mà tôi đã gửi để nhờ cho ý kiến. Thân hữu này cho lại một dĩa mềm có chứa bản dịch, và dĩa này được bỏ quên, đóng bụi trong phòng làm việc cho đến khi toàn bộ dự án được Nhật Báo Người Việt hà hơi cho sống lại.

Tôi xin trước hết có lời tạ lỗi với nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả nguyên bản tiếng Việt, và sau đó, xin tạ lỗi với những độc giả bản dịch Chuyện Kể Năm 2000 này, bởi rõ ràng đây là một cố gắng có tính cách nghiệp dư đối với một tác phẩm bán tự truyện hết sức đứng đắn. Tôi cũng xin cảm ơn quý thân hữu ở Nhật Báo Người Việt đã tin tưởng ở tôi về việc làm nhỏ nhoi này. Tôi đặc biệt thâm tạ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, người đã không nề hà khó nhọc để duyệt lại một phần lớn bản dịch. Nếu bản dịch này có vẻ thông suốt thì phần lớn công lao là từ Giáo Sư Bích mà ra.

Tôi cũng xin cảm ơn Quốc Việt, người từ bao lâu nay vẫn là người em mà tôi có mong cũng chưa chắc có, và là người vẽ bìa bản dịch. Tôi cũng phải cảm ơn Dzũng, ngưòi em ruột của tôi, đã đọc kỹ bản dịch và đề nghị nhiều sửa đổi rất đúng đắn, và một người bạn đặc biệt, mà tên tuổi không thể đưa vào đây được vì nhiều lý do, đã là một nguồn cảm hứng cho tôi.  

Nếu trong bản dịch Chuyện Kể Năm 2000 có bất cứ lỗi lầm nào, thì đấy là lỗi của chính tôi và hy vọng rằng người đọc sẽ lượng thứ. Xin nhớ cho chẳng qua tôi chỉ là một người dịch nghiệp dư mà thôi.

Đào Phụ Hồ

Melbourne, Úc, Tháng Ba Năm 2010     

Bản  tiếng Anh:

AN APOLOGY FROM THE TRANSLATOR…..

My acquaintance with Chuyện Kể Năm 2000, the epic “semi-autobiography” of Bùi Ngọc Tấn, began innocently enough. Firstly, there was the miracle that allowed the book to initially “escape” the strict censorship of the Vietnamese Communist regime and proceed to be published in February 2000. Then, secondly, the swift seizure and destruction of most copies by the same regime that had left it “squiggled” through its net. These two entertwined events were the two humongous factors that forced me to look for it, if not for doing anything then just reading it out of curiosity. 

The translation was started soon after that. Some young colleagues asked me if I’d do the job. Foolishly I agreed, and soon regretted my hasty decision. The task was hard, and was made harder as my educational background had not been that of the author Bùi Ngọc Tấn and since I had never been a proper translator. However, in my right hand work at the time, I traveled a great deal, and to have something to do while being “imprisoned” in those aluminum tubes for long stretches of time was very attractive. Between trips, I had to “dive” into libraries to research on what I had not known – and there were lots of things that I hadn’t, such as the names, the works and lives of Soviet writers and artists often referred to in the text by Bùi Ngọc Tấn. My new-found knowledge gave rise to many footnotes, as did my belief that I should provide brief explanations on numerous matters which would be well known among Vietnamese speakers, but not to those readers who do not speak Vietnamese or are not well-versed in Vietnamese language and/or literature. No doubt there would be countless errors in thise footnotes, and they are all mine!

So the task of translation of Chuyện Kể Năm 2000 began at Narita International Airport one day in May 2000 when I arrived too early one morning for the limousine buses that took travelers to downtown Tokyo and had to stay at the airport for several hours. The task was concluded again in Tokyo the following year, when I returned for the umpteenth time on business.

The translation was completed with most of the footnotes, but it failed to present itself to the public for a number of reasons. So it stayed in my laptop harddrive until the laptop was lost in a robbery on a train platform at the Gare du Nord in Paris in November 2001. At first, I was in a panic and pined for the loss of what I considered a “spiritual child”. But luckily, a friend of mine kept an electronic copy I had given him for his opinion. The copy was given back to me in a floppy diskette which gathered dust for several years until found and re-surrected in this project in association with the Người Việt Daily.

I would like to apologize firstly to Bùi Ngọc Tấn, author of the original Vietnamese version, and secondly, to the readers of this translated version of Chuyện Kể Năm 2000 for what is clearly an amateurish attempt to translate a serious semi-biography. I would like to thank my friends at the Người Việt Daily who have put their trust in me and my work. A special appreciation must go to Professor Nguyễn Ngọc Bích who worked enthusiastically as editor for a major part of the translation. If the translation reads well, then a major part of the credit should go to him.

I would also like to thank Quốc Việt, who has over the years been the brother I don’t have, and who provided the cover design for this translated book. Credits should go to Dzũng Nguyễn, a real brother of mine, who read through the translation, and offered many good suggestions for improvement; and to a special friend, whose name cannot appear here for a number of reasons for having been a source of inspiration to me.

If there were any mistakes in this translated version of Chuyện Kể Năm 2000, they would all be mine, and once again, I hope readers would forgive me for having committed them. Please remember that I am but an amateurist translator.

Đào Phụ Hồ

Melbourne, Australia, March 2010.