Tìm lại thời gian đã mất

Buổi trò chuyện có tên “Tìm lại thời gian đã mất” do Manzi Art Space và Hanoi Grapevine đồng tổ chức thuộc chuỗi sự kiện “Trò chuyện nghệ thuật” do quỹ phát triển và trao đổi văn hóa Đan Mạch (CDEF) tài trợ.Buổi giao lưu nhìn lại nhưng thăng trầm của 5 thập kỷ qua với những trải nghiêm., những kỷ niệm của những nhân chứng thời gian, những người đã sống trong thời kỳ quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam hiện đại, thời kỳ lịch sử VN nửa sau thế kỷ 20 đầy giông bão và bi hài với nhiều sự kiện: Chiến tranh, sự khốn khó của những năm tháng bao cấp rồi đổi mới. Và cuộc tìm lại bản ngã.

Tối muộn ngày 15/3 tại Hà Nội, 3 người bạn thân mái tóc đã phai màu là dịch giả Dương Tường (81 tuổi), nhà văn Bùi Ngọc Tấn (79 tuổi) và nhà văn Châu Diên (tên thật Phạm Toàn 81 tuổi) ngồi bên nhau ôn lại những kỉ niệm và cùng “Tìm lại thời gian đã mất“. 
Từ trái sang: Dịch giả Dương Tường, nhà văn Bùi Ngọc Tấn và nhà văn Châu Diên

Ba nhân vật chính – ba nhân sĩ, trí thức cao niên và được nhiều người biết tiếng sinh ra vào đầu thập niên 30 của thế kỉ trước, họ trải qua thời thanh niên sôi nổi với những biến đổi lớn lao của thời cuộc, với khí thế cách mạng hào hùng, với chiến thắng của cách mạng và những hy sinh của cách mạng, với những chuyển biến sau cách mạng bao gồm các kết quả/ hệ quả về kinh tế và tư tưởng. 

Chúng tôi đã chơi với nhau hơn nửa thế kỉ. Các bạn hãy tin rằng, cho đến hôm nay, chúng tôi chưa sống một ngày nào không thật với lòng mình. Chúng tôi là một thế hệ hồn nhiên ngây thơ. Chúng tôi ngây thơ đến mức thấy phòng trà thì không dám vào, vì sợ mình bị “ăn đạn bọc đường“” – dịch giả Dương Tường đúc kết pha lẫn chút hài hước cho khoảng thời gian từ những năm 60 của họ.
Cuộc sống là một sự tình cờ. Khi nhìn lại quãng thời gian vài chục năm “đã mất”, tôi thấy nó không mất, không còn, không thừa, không thiếu. Mình chỉ được thêm một cái, đó là thấy mình đã “hồn nhiên“. – Châu Diên cười, đôi mắt ông toát lên ánh nhìn vui vẻ nhưng giọng nói thì sang sảng, rõ ràng, thuộc về một người có khí tiết mạnh mẽ và chiều sâu của tư duy.
Dịch giả Dương Tường
Trong 3 người, có lẽ nhà văn của “Sống giữa những người anh hùng” (1962) là còn nhiều nhiệt huyết nhất với những hoạt động xã hội. Ông gắn kết với xã hội, hào hứng với thay đổi và tích cực cống hiến để thay đổi. Dự án Cánh Buồm (nghiên cứu và biên soạn sách giáo dục) của ông và những người đồng hành nhận được nhiều ủng hộ từ cộng đồng. Dịch giả Dương Tường nhu hòa hơn – dường như sau nhiều thăng trầm của thời cuộc, ông chỉ muốn chú tâm vào thế giới của những cuốn sách. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn khó đoán định. Hiện đang sống ở Hải Phòng, xa bạn bè văn nghệ sĩ, trí thức Hà Nội, thế nên cái cảm giác riêng biệt, không thuộc về một nơi nào khiến ông trở nên lãng đãng. Ông nói về thời kỳ rực lửa anh hùng những ngày tuổi 20 đạp xe về cơ sở thâm nhập thực tế, ghi chép, đêm đêm chong đèn đọc sách, khát khao sang trang văn học, về Hải Phòng để viết tác phẩm của đời mình mà không ngờ phải sống cạn một kiếp mình rồi viết về chính kiếp đó.
Trong những ngày khó khăn, tại Hà Nội, Dương Tường Châu Diên ra khỏi biên chế nhà nước, ngoài việc bán máu và bán màu không thành, ngày ngày đến thư viện đọc sách. “Thư viện, đấy là trường học lớn của tôi”. Dương Tường nói vậy.
Trong khi ấy, Bùi Ngọc Tấn được phóng thích khỏi nhà tù, ông nhắc lại cảm giác của mình những năm 70 ấy:: Khi Nguyên Bình chuyển lên Hà Nội, tôi không còn mơi nào để mà đi đến nữa. Mọi người nhìn tôi rất lạ. Không ra không nhìn thấy, không ra không nhìn tháy, không ra chào không ra không chào, chẳng là quen mà cũng không là lạ. Mọi người nhìn tôi như một cái gì đã kết thúc rồi!
Cách mạng, ngày đó, với các văn nghệ sĩ còn là một điều gì đó thuộc về sự lãng mạn. “Tôi cũng nghĩ mình khổ, nhưng thời trẻ, mình còn có một cái gì đó là lý tưởng, mục tiêu. Chứ bây giờ nhìn lũ con tôi, tôi thương lắm. Bởi chúng nó không biết tin vào cái gì nữa.” (Bùi Ngọc Tấn)
Trong suốt khoảng thời gian 2 tiếng đồng hồ của buổi trò chuyện “Tìm lại thời gian đã mất”, ba nhân sĩ cao niên đã chia sẻ thật nhiều, ngay cả những tình tiết khó tin với lớp trẻ, các bạn văn, độc giả quan tâm và báo giới. “Nhờ J.J.Rousseau – triết gia người Pháp, chúng tôi đã có hiểu biết để phản đối những người Pháp xâm lược. Sau này hòa bình, chúng tôi lại đọc “Số không và vô tận”, “Giờ thứ 25” (dịch giả Dương Tường)… Cú sốc ập đến khi tri thức khách quan không được coi trọng, khi thấy người tốt bị nghi ngờ.
Thế nhưng họ đã tìm lại cho mình tinh thần “tái sinh” sau chuỗi ngày khủng hoảng. “Tôi không có lời khuyên nào khác hơn cho các bạn là hãy sống và trải nghiệm. Giữ cho mình lý tưởng, sự lao động và hồn nhiên, trung thực với bản thân mình. Quan trọng nhất, dù ở đâu, ở thời kì nào cũng không thể không lao động, không làm việc” – nhà giáo, nhà văn Phạm Toàn/ Châu Diên kết luận.
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn và nhà văn Châu Diên

Còn Bùi Ngọc Tấn nói: “Tôi chỉ chia sẻ kinh nghiệm của tôi với các bạn trẻ. Khi bị cuộc đời hạ đo vàn, hãy cố đứng dậy, làm một cái gì đó, gỡ lại được chút nào hay chút ấy. Đừng để mất hết.”

Những phút cuối của cuộc trò chuyện, khán thính giả đặt câu hỏi: “Xin phép được hỏi trên tinh thần cởi mở và chia sẻ. Như đã nói, thế hệ của các ông là một thế hệ có khát vọng và đam mê, nhưng còn có thiếu sót gì không? Sai lầm lớn nhất của thế hệ các ông là gì và trách nhiệm để lại?
Nếu có thì cũng là sai lầm đáng yêu thôi” – nhà văn Bùi Ngọc Tấn đáp – Xin trích một câu trong Chuyện kể năm 2000 không biết Già Đô nói với Hăn hay Hắn nói với Già Đô tôi không nhớ nữa “Lỗi của chúng mình là tin tưởng quá”.
Theo Tien Phong
20130315_213237 20130315_213150 20130315_195801 IMG_0229 Quang cảnh buổi tọa đàm Dịch giả Tây Hà đang trả lời Bạn đọc đặt câu hỏi IMG_0296 IMG_0289 Quang cảnh buổi tọa đàm Quang cảnh buổi tọa đàm Dịch giả Dương Tường và bạn đọc

Với dịch giả Tây Hà (Biển và chim bói cá) và bạn đọc

Với dịch giả Tây Hà (Biển và chim bói cá) và bạn đọc

IMG_0472